Phát hiện mới về nguyên nhân và cách cải thiện bệnh rụng tóc – Giải pháp dành cho tóc gàu ngứa, nấm da đầu dai dẳng lâu năm

Rụng tóc, thưa tóc, hói đầu luôn là nỗi ám ảnh cho mọi “khổ chủ”. Đối diện với nắm tóc rụng đầy trên tay, hầu như ai cũng trải qua cảm giác sợ hãi, hoảng hốt, mất tự tin vào bản thân và dấy lên nỗi lo lắng cho sức khỏe. Tuy vậy, không phải ai cũng biết phương pháp chữa rụng tóc tối ưu nhất.

Bệnh rụng tóc là gì?

Bệnh rụng tóc (tiếng anh: hair loss, alopecia) là một rối loạn xảy ra khi tóc trên da đầu rụng nhiều bất thường.

Bình thường, trên da đầu mỗi người có khoảng 100.000 – 200.000 sợi tóc và trung bình 30 – 100 sợi trong số đó sẽ rụng đi mỗi ngày. Nếu lượng tóc rụng lớn hơn 100 sợi/ngày, rất có thể bạn đã bị bệnh rụng tóc

Tỷ lệ người bị rụng tóc ở nam giới nhiều gấp 3 lần nữ giới, tuy nhiên, tình trạng rụng tóc của phái đẹp thường nặng hơn phái mạnh

Để xác định rõ hơn tình trạng của mình, mỗi người có thể phát hiện bệnh rụng tóc thông qua một số dấu hiệu sau:

  • Tóc rụng nhiều (trên 100 sợi/ngày), đặc biệt là những khi gội đầu, ngủ dậy và khi vuốt tóc, chải đầu.
  • Tóc mảnh, thưa thớt, có thể thấy rõ da đầu (ở nữ)
  • Tóc rụng từng mảng, có thể gây hói nhẹ (ở nam)

Ngoài ra, có thể kiểm tra bằng cách túm một lọn tóc (khoảng 10 sợi) ở vùng tóc hay rụng rồi kéo mạnh, nếu có 3 sợi tóc rời khỏi da đầu thì chứng tỏ đã bị bệnh rụng tóc, nếu có 2 sợi rụng thì đây là một dấu hiệu xấu.

Hiện nay, người ta phân loại rụng tóc thành rất nhiều kiểu rụng khác nhau. Tuy nhiên, để dễ phân biệt và tìm phương pháp cải thiện chuyên biệt, tối ưu, người ta thường phân loại rụng tóc theo giới tính (rụng tóc kiểu nam và rụng tóc kiểu nữ).

Với nam giới, tóc thường rụng kiểu chữ U, chữ M và có đặc điểm mất đường ngôi trán.

Ở nữ giới, rụng tóc thường có 3 kiểu: tóc thưa mỏng, rụng ở giữa hoặc rụng ở đỉnh.

 

Trung bình một sợi tóc có vòng đời từ 2-6 năm (nữ thường kéo dài hơn nam). Tại một thời điểm, trên một mái tóc có đến 85-95% tóc đang ở giai đoạn mọc (anagen), 1-2% ở giai đoạn ngưng (catagen) và 5-10% tóc ở giai đoạn nghỉ, chờ rụng (telogen).

Vì quá trình mọc và rụng diễn ra đồng thời nên trong trường hợp bình thường (rụng tóc sinh lý), lượng tóc hầu như không thay đổi. Trường hợp rụng tóc bệnh lý, mái tóc sẽ thưa dần theo thời gian và có thể dẫn đến hói đầu nếu không được chăm sóc và cải thiện kịp thời.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Cơ chế gây nên bệnh rụng tóc được bắt nguồn từ sự suy yếu của tế bào mầm tóc. Tuy nhiên, yếu tố nguy cơ tác động khiến tế bào mầm tóc suy yếu lại có sự khác nhau giữa nam và nữ:

Đối với nữ:

  • Rối loạn thần kinh nội tiết nữ: thường xảy ra khi đến chu kỳ kinh nguyệt, mang thai, sau sinh, dùng thuốc ngừa thai, đặc biệt là phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh – mãn kinh. Sự mất cân bằng hormone nội tiết nữ dẫn đến thần kinh nội tiết nữ bị rối loạn, khả năng bảo vệ tế bào mầm tóc suy giảm đến rụng tóc.
  • Dinh dưỡng thiếu hụt: Tóc cần một lượng dinh dưỡng lớn để có một mái tóc chắc khỏe. Tuy nhiên, phụ nữ thường bị thiếu hụt dinh dưỡng mỗi lúc hành kinh, khi mang thai, sinh nở, nuôi con…
  • Các vấn đề tâm lý như căng thẳng, lo âu, sợ hãi, trầm cảm…
  • Bên cạnh đó, tóc của phái đẹp còn dễ bị hư tổn, gãy rụng vì lạm dụng các hóa chất làm tóc, ảnh hưởng từ các bệnh lý như viêm nhiễm da đầu, bệnh tuyến giáp, điều trị ung thư…

Đối với nam:

  • Rối loạn thần kinh nội tiết nam: Xảy ra khi có sự tăng hoặc giảm nồng độ nội tiết tố nam, thường gặp ở người rối loạn sinh lý.
  • Căng thẳng, stress từ công việc và cuộc sống khiến thần kinh phải ứng phó bằng cách tiết ra chất P bảo vệ cơ thể, nhưng vô tình đây lại là yếu tố làm tổn thương tế bào mầm tóc, khiến tóc chậm phát triển, thậm chí có thể gây bạc tóc.
  • Rụng tóc do di truyền: thường xảy ra ở nam giới trẻ tuổi bị hói đầu, nguyên nhân là do độ nhạy cảm với các thụ thể của hậu chất nội tiết nam tăng cao, dẫn đến tóc rụng sớm.
  • Ngoài ra, rụng tóc nam giới còn có nguyên nhân từ viêm nhiễm da đầu, dùng thuốc trị bệnh, ảnh hưởng từ các thói quen trong lối sống như hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia…

Tất cả các yếu tố nguy cơ trên sẽ làm suy yếu tế bào mầm tóc, dẫn đến tóc mọc yếu, thưa và dễ rụng. Nếu tình trạng trên kéo dài có thể khiến tóc ngưng mọc và dẫn đến hói đầu.

Cách giảm rụng tóc như thế nào?

Một khi biết được căn nguyên là tế bào mầm tóc suy yếu, quá trình ngăn rụng tóc sẽ đạt hiệu quả tối ưu nếu người bệnh biết cách bảo vệ và tăng trưởng tế bào mầm tóc, kích thích mọc tóc chắc khỏe.

Tóc sẽ mọc chắc khỏe, bớt rụng nếu biết cách cải thiện từ sớm

Trước hết, người bệnh cần cải thiện các yếu tố nguy cơ gây rụng tóc có thể phòng tránh được, điển hình như suy nghĩ tích cực, giảm áp lực căng thẳng trong cuộc sống, cung cấp đủ dưỡng chất, không lạm dụng các phương pháp làm đẹp tóc sử dụng nhiều hóa chất…

Quan trọng hơn, vì cơ chế gây rụng tóc ở nam và nữ là hoàn toàn khác nhau, người bệnh rụng tóc cần có giải pháp chuyên biệt để tác động trúng đích vào căn nguyên (tế bào mầm tóc) để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Một khi người bệnh biết cách chăm sóc tóc bằng những thói quen tích cực và bổ sung dưỡng chất chuyên biệt cho tế bào mầm tóc, từng sợi tóc nói riêng và mái đầu nói chung sẽ không còn nỗi lo gãy rụng, tóc sẽ mọc chắc khỏe, dày mượt, thu hút mọi ánh nhìn.

Trả lời