Bạn đang lo lắng vì nấm da đầu? Điều này khiến bạn khó chịu và không tự tin trước mọi người? Kể từ ngày hôm nay, bạn có thể nói tạm biệt nấm da đầu và hiểu hơn về căn bệnh này với những phương pháp điều trị và cách xác định những triệu chứng dưới đây.
1. Bệnh nấm da đầu là gì? nguyên nhân gây bệnh?
Viêm nấm da đầu (hay còn gọi là giun gai) là chứng rối loạn da, thường chỉ ảnh hưởng đến trẻ em dưới mười tuổi. Không giống với các loại nấm da khác, nấm da đầu thường rất dễ lây lan.
>>>Xem thêm: Tuyệt chiêu sạch gàu, hết nấm và ngứa da đầu chỉ sau 1 tuần? Bạn có tin không?
Các nguyên nhân gây nấm da đầu thường gặp
- Do bạn không thường xuyên vệ sinh cá nhân sạch sẽ;
- Để đầu tóc ẩm ướt (đổ mồ hôi hoặc nằm ngủ ngay sau khi gội đầu)
- Tiếp xúc trực tiếp hoặc sử dụng những đồ dùng, vật dụng cá nhân của người bệnh như lược chải đầu, nón, quần áo
- Do vi khuẩn xâm nhập qua các vết thương hở hoặc khi da bị chấn thương
- Lây vi khuẩn nấm từ động vật, đặc biệt là thú cưng như mèo hoặc chó (ngựa, lợn và bò cũng nằm trong số đó). Khi trên cơ thể con vật mất đi những mảng lông, đó có thể là dấu hiệu của bệnh giun gai, bạn nên cho thú cưng đến gặp bác sĩ thú y để điều trị.
2. Các triệu chứng của bệnh nấm da đầu bao gồm:
Xuất hiện các nốt sần nhỏ hay vảy rải rác trên da đầu, sau đó lan rộng dần ra. Những vùng này có thể đỏ hoặc sưng viêm;
Phần tóc bị nhiễm bệnh thường trở nên mềm yếu và dễ rụng, gây nên hói. Có thể sẽ xuất hiện những chấm nhỏ màu đen trên da đầu;
Ngứa da đầu có thể nhẹ hoặc có thể không xảy ra. Đôi khi, trên da đầu có thể có các mụn mủ hoặc các vùng da bị phồng rộp, có chứa mủ.
3. Phương pháp điều trị nấm da đầu
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ là điều rất quan trọng trong việc phòng ngừa và điều trị tất cả các vi khuẩn nấm. Bạn nên gội đầu thường xuyên, đặc biệt là sau khi cắt tóc;
Bạn nên tránh tiếp xúc với vật nuôi hoặc bệnh nhân bị nhiễm nấm. Không nên sử dụng chung mũ, lược chải đầu, bàn chải đánh răng và các vật dụng tương tự khác. Trẻ em khi dùng chung tấm thảm ngủ tại nhà trẻ cũng có thể bị nhiễm nấm.
Bạn nên cẩn thận khi sử dụng thuốc uống Ketoconazole vì nó có thể làm tổn thương gan, gây nên các vấn đề về tuyến thượng thận và gây hại khi tương tác với các thuốc khác. Do đó, thuốc uống Ketoconazole không phải là lựa chọn hàng đầu trong việc chữa nấm. Bạn chỉ nên sử dụng viên uống Ketoconazole để điều trị một số bệnh nhiễm nấm nhất định, được gọi là bệnh nấm địa phương, khi không có các liệu pháp kháng nấm thay thế khác. Tuy nhiên, các công thức chuyên biệt của Ketoconazole lại không làm tổn thương gan, gây nên các vấn đề về thận hoặc các tương tác với thuốc khác. Các công thức này bao gồm kem, dầu gội đầu, bọt và gel bôi lên da, khác với viên uống Ketoconazole (Nizoral).