Viêm da tiết bã ở mặt là một bệnh viêm da mãn tính sinh ra những tổn thương dạng ban đỏ trên da cùng với đó là những triệu chứng rất khó chịu. Bệnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến thẩm mỹ và tinh thần của người mắc. Vậy cách nhận biết bệnh này ra sao, điều trị thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau!
Thế nào là viêm da tiết bã ở mặt?
Viêm da tiết bã hay còn gọi là bệnh viêm da dầu hoặc chàm da mỡ. Đây là một bệnh viêm da mãn tính xuất hiện ở những vùng da có hoạt động bài tiết bã nhờn mạnh như da mặt, da đầu, ngực, tai… Trong đó, vùng da mặt là phổ biến hơn cả.
Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ cho đến người trưởng thành. Tuy nhiên, riêng với viêm da tiết bã thể ở mặt thì chỉ xuất hiện ở người trưởng thành, hiếm khi thấy trên trẻ nhỏ. Tỷ lệ nam giới mắc nhiều hơn nữ giới và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn khi càng nhiều tuổi.
Viêm da tiết bã ở mặt có nguy hiểm không?
Trên thực tế, viêm da tiết bã ở mặt là một bệnh lý da liễu tương đối lành tính và nó ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người mắc. Nếu so sánh với một số bệnh da liễu thường gặp khác như chàm, viêm da cơ địa, viêm da dị ứng thì bệnh này “lành tính” hơn bởi nó không khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn ngứa ngáy, nóng rát khó chịu. Ngoài ra, bệnh cũng ít gây ra những thương tổn thứ phát hoặc bội nhiễm và quan trọng là nó không gây lây nhiễm qua tiếp xúc vật lý.
Mặc dù khá lành tính nhưng bệnh viêm da tiết bã ở mặt lại rất dễ tái phát, tồn tại dai dẳng, có những trường hợp theo người bệnh suốt đời rất mất thẩm mỹ nên thường gây ra tâm lý mệt mỏi, tự ti, căng thẳng.
Nguyên nhân gây viêm da tiết bã ở mặt
Đến nay, khoa học vẫn chưa thực sự tìm ra nguyên nhân gây bệnh viêm da tiết bã. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra một số mối liên hệ của bệnh này với phản ứng bất thường của hệ miễn dịch khi tiếp xúc với Malassezia – một chủng nấm men.
Theo đó, loại nấm men này hay chính xác là các chất chuyển hóa của nó kích thích hệ miễn dịch của cơ thể sinh ra những phản ứng viêm trên da.
Ngoài ra, một số yếu tố khác được cho là nguyên nhân khởi phát bao gồm:
- Sự phá vỡ màng lipid bảo vệ da trong thời tiết khô lạnh, các điều kiện khiến da mất độ ẩm cần thiết.
- Trong gia đình có người thân cận huyết mắc bệnh này hoặc bị vảy nến.
- Da dầu tăng tiết quá mức bã nhờn và dầu thừa, tạo điều kiện cho vi nấm Malassezia phát triển mạnh hơn.
- Người có hệ miễn dịch suy yếu do bản thân mắc bệnh tiểu đường, ung thư, HIV…
- Người mắc chứng trầm cảm, parkinson hoặc mắc những rối loạn thần kinh khác.
- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh, thuốc corticoid…
Triệu chứng viêm da tiết bã ở mặt
Viêm da tiết bã vùng mặt thường gây ra những triệu chứng sau:
- Bề mặt da xuất hiện các mảng da có màu hồng hoặc đỏ.
- Bề mặt vùng da tổn thương thường có những vảy bong màu trắng.
- Có thể có tổn thương da kết hợp với vảy bong nhờn và vảy bong khô.
- Tổn thương xuất hiện ở nếp gấp của cánh mũi thì thường có tính đối xứng.
- Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh thường xuất hiện tại vùng da má, cung mày, cằm, có thể lan tỏa đến viền tóc, da cổ và da ngực.
Điều trị viêm da tiết bã ở mặt
Hiện nay, người bệnh viêm da tiết bã ở mặt thường được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc có tác dụng kháng viêm, ức chế vi nấm, loại bỏ vảy bong ở da, dưỡng ẩm nhằm tăng tăng khả năng bảo vệ. Các loại thuốc này chủ yếu được điều chế ở dạng kem bôi. Cụ thể:
- Thuốc dưỡng ẩm: Thường chỉ định dùng đối với những trường hợp có tổn thương nhẹ. Các thuốc dưỡng ẩm này thường có chứa Glycerin, Panthenol, Zinc nhằm mục đích duy trì độ ẩm da, giảm bong vảy da, tạo ra lớp hàng rào bảo vệ cho da.
- Thuốc bạt sừng: Là thuốc được dùng trong trường hợp tổn thương có nhiều vảy bong. Trong thuốc này thường có chứa các hoạt chất như BHA, AHA hoặc PHA để giúp bạt sừng, sát trùng nhẹ, tẩy tế bào da chết, ngừa mụn trứng cá và điều hòa hoạt động tiết bã nhờn trên da.
- Thuốc ức chế calcineurin: Là loại thuốc chuyên dụng trong điều trị bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Nó được dùng với mục đích chống viêm, giảm triệu chứng bệnh mà không gây mọc mụn trứng cá, dày sừng nang lông hay giãn mao mạch.
- Thuốc kháng nấm: Ví dụ như Ciclopirox hoặc Ketoconazole… nhằm ức chế sự hoạt động của nấm Malassezia.
- Sản phẩm Ezema 50 với chiết xuất từ Gurjun Ấn Độ, cùng các dược liệu tự nhiên ức chế sự hình thành và phát triển của vi nấm, ngăn ngừa và điều trị triệt để viêm da tiết bã nhanh chóng.
Trong trường hợp tổn thương lan tỏa đến vùng da khác trên cơ thể như cổ, ngực, da đầu… thì ngoài thuốc bôi, người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng thêm kháng sinh dạng uống.
Chăm sóc và phòng ngừa viêm da tiết bã ở mặt
- Thực hiện giữ vệ sinh da mặt sạch sẽ, rửa mặt 2 lần/ngày với sữa rửa mặt dịu nhẹ có độ pH 5,5. Tuyệt đối không rửa mặt bằng xà phòng, hoặc sữa rửa mặt có chứa cồn khô, nhiều hương liệu hoặc chất bảo quản. Ngoài ra, trong ngày nên rửa mặt nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ bã nhờn và vảy bong.
- Dùng kem chống nắng, đeo khẩu trang, đội mũ/nón để bảo vệ da trước ánh nắng mặt trời, tránh gây đổ nhiều dầu gây bít tắc lỗ chân lông.
- Dùng kem dưỡng ẩm có kết cấu dịu nhẹ, lành tính, dễ thấm cho da.
- Ăn uống khoa học, ăn ít đường, chất béo, kiêng bia rượu và nước ngọt có gas.
- Luyện tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để tránh căng thẳng quá mức.
Tóm lại, bệnh viêm da tiết bã ở mặt hoàn toàn có thể được kiểm soát tốt nếu người bệnh biết cách chăm sóc tốt, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ điều trị. Mặt khác, nếu người bệnh chủ quan không điều trị đúng cách thì sẽ khiến bệnh dai dẳng khó chữa. Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm da tiết bã ở mặt. Hy vọng bạn đã có cho mình những thông tin hữu ích!
Nguồn: iCare Pharma