Nhiều người cho rằng stress chỉ ảnh hưởng đến các bệnh lí như: mệt mỏi, trầm cảm, đau dạ dày, đau đầu mà ít ai biết rằng stress cũng là một trong những “hung thủ” gây nên bệnh vảy nến
Tại sao lại như vậy? Hãy cùng Mochi tìm hiểu ngay nhé!
Stress “khởi nguồn” từ đâu?
Xã hội ngày càng phát triển tạo ra muôn vàn cơ hội cũng như điều kiện phát triển cho mỗi người, tuy nhiên nó cũng gây ra khá nhiều mệt mỏi, căng thẳng cho con người mà biểu hiện là tình trạng stress diễn ra ở nhiều người. Vậy stress “khởi nguồn” từ đâu?
Người có thái độ bi quan, tiêu cực: Chắc chắn trong cuộc sống của mỗi người đều tồn tại những khó khăn hay vấn đề cần phải giải quyết. Tuy nhiên có một số người lại thường có thái độ bi quan,không tin tưởng vào khả năng mình, buồn phiền hoặc lo lắng “thái quá” dẫn đến đầu óc luôn căng thẳng.
Người làm việc căng thẳng: Những người thường xuyên phải chịu những áp lực, bế tắc, căng thẳng từ công việc dẫn đến đầu óc không được thoải mái.
Cú sốc tình cảm: Một số biến cố về tình cảm, hoàn cảnh gia đình, xã hội tác động dễ làm người ta rơi vào trạng thái bế tắc, suy nghĩ tiêu cực gây tress. Yếu tố này có thể dẫn tới trầm cảm nếu không tìm được cách khắc phục kịp thời.
Dù là nguyên nhân gì đi nữa, thì việc để tâm lý luôn trong tình trạng stress nếu như không kịp thời giải quyết có thể gây ra nhiều vấn đề tới sức khỏe. Một số rối loạn sinh lý thường gây ra các triệu chứng như: nhịp tim nhanh, đổ mồ hôi, co bóp dạ dày, nhức đầu, suy giảm hệ miễn dịch và bệnh vảy nến trở nên nghiêm trọng hơn.
Stress – “hung thủ” gây nên bệnh vảy nến
Thông qua những trường hợp trên thực tế, các nhà Y học đã khẳng định rõ mối liên hệ chặn chẽ giữa yếu tố tâm lý stress với bệnh vảy nến. Theo đó, khi tâm lí ở trạng thái căng thẳng sẽ tác động lên hệ sinh học cơ thể khởi động các yếu tố tự miễn dịch phát sinh ra bệnh vảy nến. Bất kì một biểu hiện nào của stress ( lo âu, căng thẳng, xấu hổ, mất lòng tự trọng) đều gây ức chế lên hệ thần kinh sản sinh ra các chất độc với cơ thể và các tế bào biểu bì trên da, làm bệnh vảy nến bùng phát và trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra những bệnh nhân mắc bệnh vảy nến không kiểm soát được tình trạng tâm lí của mình, để stress kéo dài cộng thêm những “phiền phức” như ngứa ngáy, mệt mỏi của bệnh vảy nến gây ra thì rất dễ dẫn đến căn bệnh trầm cảm nếu không điều trị kịp thời.
Kiểm soát stress giúp phòng và hỗ trợ điều trị vảy nến hiệu quả
Dù bạn đã mắc bệnh vảy nến hay chưa thì cũng nên tìm hiểu cách kiểm soát tình trạng này để giảm thiểu nguy cơ cũng như mức độ ảnh hưởng của bệnh tới chất lượng cuộc sống. Đối với trường hợp những bệnh nhân đã mắc vảy nến bạn có thể tham khảo các “bí quyết” sau
✔ Học Yoga
Rất nhiều bệnh nhân vảy nến đã cải thiện đáng kể tình trạng vảy nến nhờ phương pháp tập luyện Yoga. Các nghiên cứu được tiến hành đã chứng minh được rằng những người tập yoga có thể kiểm soát tốt suy nghĩ và giữ được tinh thần thoải mái hơn người không tập luyện.
Đặc biệt, yoga không chỉ là một phương thức để cải thiện sức khỏe, giữ cơ thể thon gọn mà còn giúp bạn kiểm soát stress một cách tuyệt vời.
✔ Trò chuyện nhiều
Trò chuyện nhiều cũng là một trong những phương pháp giúp bạn giải tỏa những lo âu, căng thẳng. Ngoài ra khi bạn trò chuyện với bạn bè, người thân hay chuyên gia tâm lý bạn còn có thể tìm ra được biện pháp để giải quyết hợp lí những vấn đề rắc rối trong cuộc sống.
✔ Vui vẻ và cười nhiều
Câu nói “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ” luôn là một chân lí đúng đắn. Khi chúng ta cười nhiều sẽ giảm được lượng hoocmôn stress, giảm chất độc tiết ra khiến bạn suy nghĩ tích cực hơn, tăng cảm giác hưng phấn và đánh bật các suy nghĩ tiêu cực trầm cảm.
Đặc biệt khi chúng ta cười nhiều và vui vẻ cơ thể còn tiết ra chất endorpin có tác dụng giảm đau rất tốt. Xem phim hài, trò chuyện cùng người mình thích, đi chơi, năng động là những thói quen có thể giúp bạn luôn tươi cười.
Nội dung bài viết là những tác hại của stress đối với bệnh vảy nến và các biện pháp giúp bạn khắc phục tình trạng này. chúng tôi hi vọng đã giúp các bạn có thêm những kiến thức bổ ích để ngăn ngừa căn bệnh này.